1. Đặc điểm của Mít Tứ Quý (Mít Bốn Mùa)
Mít Tứ Quý, còn gọi là Mít Bốn Mùa, là giống cây ăn quả thuộc vùng nhiệt đới, thích hợp với khí hậu nóng ẩm và có khả năng chịu hạn tốt. Loại mít này dễ sinh trưởng trên đất nghèo dinh dưỡng và ít bị sâu bệnh tấn công.
Điều đặc biệt ở Mít Tứ Quý là khả năng ra trái quanh năm. Thời gian sinh trưởng của cây nhanh chóng và không yêu cầu chăm sóc quá cầu kỳ. Mít Tứ Quý cho trái có múi ít xơ, khi chín có màu vàng nghệ đẹp mắt, giòn và ngọt, không bị nhũn. Một điểm nổi bật là cây Mít này ra hoa liên tục mà không cần sử dụng thuốc kích thích.
2. Kỹ thuật Trồng và Chăm sóc Mít Tứ Quý
2.1. Kỹ thuật Trồng Mít Bốn Mùa
- Tiêu chuẩn chọn giống:
Mít Tứ Quý thường được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt. Cây giống cần đạt các tiêu chuẩn: đường kính gốc lớn hơn 0,8cm và cao hơn 30cm tính từ mắt ghép, bộ rễ phát triển mạnh, lá khỏe và không có dấu hiệu bệnh. Cần ngừng bón phân và xịt thuốc 2 tuần trước khi trồng. - Thời vụ trồng và mật độ trồng:
Thời gian lý tưởng để trồng Mít Tứ Quý là vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 7. Tuy nhiên, nếu có nguồn nước tưới đầy đủ, có thể trồng quanh năm. Mật độ trồng có thể điều chỉnh tùy thuộc vào chất lượng đất:- Trồng dày: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m, 1 ha trồng khoảng 300 cây.
- Trồng thưa: Cây cách cây 6m, hàng cách hàng 7m, 1 ha trồng khoảng 210 cây.
- Làm đất trồng:
Để đất không bị ngập úng vào mùa mưa, cần xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30-40cm. Hố trồng cần có kích thước 40x40x40cm và tạo mô cao 40–70cm. Mỗi hốc có thể trộn 0,5kg vôi bột, 0,3kg phân siêu lân, và 10kg phân chuồng hoai mục hoặc các loại vật liệu hữu cơ. - Cách trồng:
Tạo hố trồng lớn hơn bầu cây một chút, loại bỏ bao nilon đựng cây giống, cắt bỏ rễ bị hư hỏng rồi đặt cây vào hố trồng. Lấp đất mịn xung quanh bầu và nén chặt để cố định cây.
2.2. Kỹ thuật Chăm sóc Mít Tứ Quý
- Tưới nước:
Cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt trong mùa khô hoặc khi quả đang phát triển. - Phòng trừ cỏ dại:
Phủ gốc cây bằng vật liệu như cỏ, rác, cây phân xanh để hạn chế cỏ dại. Xới sạch đất 2-3 lần/năm. - Cắt tỉa, tạo hình:
Chỉ tỉa cành khi cây đạt chiều cao khoảng 1m trở lên. Cắt bỏ các cành nhỏ, cành sâu bệnh, và giữ lại các cành chính có hướng phát triển tốt. - Bón phân:
- Năm thứ 1: Bón phân NPK 100-150g/cây mỗi tháng 1-1,5 lần.
- Năm thứ 2: Bón 150-200g NPK theo tỷ lệ 2:1:2 cho mỗi cây.
- Năm thứ 3: Bón 0,5-1kg phân NPK cho mỗi cây, chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Cần chú ý đến các loại sâu hại như sâu đục thân, ruồi đục trái, ngài đục trái và rệp. Sử dụng thuốc hóa học hoặc biện pháp sinh học để phòng ngừa sâu bệnh.
3. Thu hoạch và Bảo quản Mít Tứ Quý
Mít Tứ Quý cho trái quanh năm, từ khi ra hoa đến khi trái già mất khoảng 5 tháng. Để thu hoạch, khi trái đã chuyển từ màu xanh sang xanh vàng hoặc nâu nhạt, các gai trên vỏ quả căng và vỏ trái kêu “bồm bộp” khi gõ nhẹ. Trái đã già có mủ trong suốt và lỏng. Nếu cần vận chuyển đi xa, nên thu hoạch khi quả đã già hoàn toàn.
Đơn vị cung cấp giống:
- Tên đơn vị: Trung Tâm Giống Cây Trồng Quỳnh Vũ
- Địa chỉ: Khu 4, xã Đại An, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
- Điện thoại: 0978 938 990 | 0978 253 363
- Website: https://caygiongbonmua.com